Ớt Charapita là một loài cây mọc hoang dã trong rừng sâu phía Bắc Peru, nên điều kiện nuôi trồng của cây hết sức ngặt nghèo về độ ẩm độ cao nhiệt độ cũng như môi trường chất lượng đất, chất lượng không khí.
Lưu ý: Phải là loại đất phải sạch không nhiễm hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, được xử lý than hoạt tính nhằm loại bỏ hoàn toàn kim loại độc hại v.v…, dinh dưỡng cho cây ngoài phân hữu cơ đã được ủ hoai, còn dùng sữa tươi, bột cá, đậu tương nhằm tăng hương vị và dinh dưỡng, các loại dinh dưỡng cung cấp cho cây phải được kịch hoạt bởi nấm đối kháng và vi khuẩn có lợi, trước khi tưới cho chúng.
HƯỚNG DẪN ƯƠM HẠT ỚT CHARAPITA
Bước I: Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng.
– Về khay ươm:
Bạn có thể sử dụng khay ươm hoặc chậu nhỏ, Một lưu ý quan trọng là bạn nên ươm hạt trong chậu nhỏ hoặc khay ươm hạt trước để chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát độ ẩm của đất, sâu bệnh và dinh dưỡng cho cây con
– Thuốc trừ nấm: Bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc trừ nấm loại Trocdecma, xịt lên đất 2-3 lần cách nhau 5 ngày, vì tỉ lệ nấm bệnh trong đất trồng khá cao nên cần được xử lý kĩ.
– Về đất trồng: Đất dùng để gieo hạt giống cần sử dụng hỗn hợp cám dừa và tro trấu (trộn tỉ lệ 7:3 hoặc 100% cám dừa) đều cho kết quả lên mầm ổn định hơn gieo hạt bằng đất sạch. Tuy nhiên cám dừa cần phải được xử lý tốt bằng cách ngâm xả nhiều lần bằng nước sạch thì mới sử dụng được.
Bước II: Ngâm ủ hạt giống.
– Bước 1 : Pha nước ấm ngâm hạt giống theo tỉ lệ 2 nước sôi + 3 nước lạnh ( khoảng 35 độ C – 40 độ c
– Bước 2 : Cho hạt giống cần ngâm vào nước ấm vừa pha, thời gian ngâm hạt: khoảng 3 đến 4 giờ.
– Bước 3: Vớt hạt giống ra khỏi dụng cụ ngâm hạt. Có thể dùng ray để vớt hạt cho tiện.
– Bước 4 :Ủ hạt giống bằng cách trải đều hạt giống đã ngâm trên khăn giấy thấm nước được đặt trong một dụng cụ có bề mặt tương đối bằng phẳng ( hộp, khay , dĩa..), có thể dùng bông gòn hoặc vải mềm sẫm màu. Không dùng khăn giấy có mùi thơm.
– Bước 5 : Phủ kín hạt giống cần ủ cũng bằng khăn giấy, bông gòn, hay vải mềm sẫm màu, đặt hộp ( khay, đĩa ) hạt giống cần ủ vào nơi có bóng tối. nhiệt độ ủ lý tưởng cho hạt nảy mầm khoảng 15 – 20 độ, luôn đảm bảo giữ ẩm hợp lý cho hạt giống, tránh quá sũng nước hay quá khô. Khoảng 15 – 20 ngày, hạt sẽ nảy mầm.
Bước III: Gieo hạt.
– Sau khi hạt nảy mầm ta dùng kẹp hoặc nhíp gắp nhẹ các hạt đã nảy mầm đặt lên các khay đất đã được chuẩn bị sẵn, sau đó lấp hạt với độ sâu bằng 2 đến 3 lần đường kính của hạt khoảng 0,5 cm đất sau đó phun sương cho hạt bám vào bề mặt đất trồng là được.
Với các vùng lạnh, sau khi gieo chúng ta nên sử dụng màng thực phẩm hay tấm kính đậy lại miệng chậu hoặc khay ươm để tặng độ ẩm sau đó đặt chậu nơi dâm mát giúp cho hạt nảy mầm nhanh hơn. Các loại hạt xứ nóng thì không cần phải làm bước này.
Bước IV: Chăm sóc hạt sau khi gieo.
– Nhiệt độ: cây có thể nảy mầm ở nhiệt độ từ 20 đến 25*C
– Độ ẩm của đất trồng: phải luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để cho đất bị khô hay sung nước. Tùy theo điều kiện nơi gieo hạt mà chúng ta quyết định xem bao nhiêu lâu thì nên tưới một lần.
– Vị trí đặt chậu: Chúng ta nên đặt chậu hoặc khay ươm nơi có ánh sáng khuếch tán (có thể để dưới bóng cây hoặc dùng che bóng để tạo ra ánh sáng khuếch tán nhân tạo). Ánh sáng cần thiết cho việc nảy mầm nhưng nếu mạnh quá nó sẽ làm chết đọt mầm.
– Thay chậu hoặc chuyển trồng trực tiếp trên đất: Khi cây con đã lớn đến mức độ nhất định (thân, rễ phát triển cứng cáp…) chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển trực tiếp trồng trên nền đất. Lưu ý trước khi chuyển ta nên bón lót trước đất trồng bằng phân bón hữu cơ.
– Bón phân: đối với cây con, hệ rễ non vẫn chưa đủ mạnh để hấp thu các loại phân bón có nồng độ cao cho nên dùng các loại phân bón lá là thích hợp nhất. Thông thường chúng ta chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 1/3 nồng độ trên bao bì hướng dẫn.
Bước 5 : Chăm sóc và phát triển cây
Hạt giống sau khi nảy mầm được đưa vào nuôi trong vỉ ươm để nuôi dưỡng.
Giá thể trồng cây đã được xử lý kỹ và đất trồng cần được xử lý kĩ
- Sau 30 ngày trồng cây con trong vỉ ươm, lúc này cây con đã đạt chiều cao từ 5 – 10 cm và có từ 4 – 5 cặp lá, tiến hành trồng qua bầu đất.
- Đất trồng được lấy ở tầng dưới từ 20 – 30 cm so với mặt đất, sau đó đem phơi khô, tưới nước vôi để khử khuẩn và cân đối độ pH , sau đó tiếp tục phơi khô để tạo sự thông thoáng cho đất.
- Phân bò đã ủ trộn vs than và men trong 2 tháng sau khi phân bò đã nguội thì tiếp tục lấy nấm vi sinh ngâm với nước, đường để kích hoạt bào tử nấm trong 24 h sau đó tưới vào phân bò đã ủ.
- Ngoài ra, bổ sung thêm phân lân để tăng cường hỗ trợ hàm lượng vi lượng và Silic để ức chế, ngăn sự lây nhiễm, lây lan sâu bệnh hại, giải độc cho đất, tang cường sức đề kháng cho cây sau khi trồng.
*Trong quá trình nuôi trong bầu cây luôn đảm bảo cung cấp đủ lượng nước và chất dinh dưỡng bổ sung cần thiết, đảm bảo cho sinh trưởng và phát triển của cây.
- Về độ ẩm: tưới nước vừa phải, thời điểm tưới vào ban đêm;
- Về chất dinh dưỡng: Bổ sung xác, bã động vật ( ruột cá nước ngọt, phân trùn quế, … ), các loại đậu. đỗ lên men, ngâm với nước đường và nấm vi sinh .
- Ngoài ra, thường xuyên tiến hành phun định kỳ các loại nấm vi sinh có lợi để tạo thiên địch phòng trừ sâu bệnh hại
Đến thời điểm sau 180 ngày trồng trong bầu, Các chỉ tiêu: Chiều cao trung bình đạt 30cm, đường kính tán trung bình đạt 15,5cm, đường kính cổ rễ đạt 0,2cm và tiếp tục gia tăng.
HƯỚNG DẪN TRỒNG ỚT CHARAPITA TRÊN DIỆN TÍCH LỚN
I. Xử lý đất trồng
+ Nên chọn loại đất có cơ cấu đất tốt, có đủ độ ẩm và hệ thống thoát nước cao, nên chọn đất có độ pH bằng 5 – 6,5. Dùng 50% phân chuồng hoai mục, 50% bã mùn rải đều khắp vườn, sau đó tiến hành cày bừa cho đất tơi xốp và có thể trộn đều đất với phân nhằm ổn định chất dinh dưỡng cũng như giúp cân bằng độ chua trong đất. Lượm sạch cỏ dại trước khi dùng vòi phun Tricodecma vào ruộng 2 ngày /lần, để ủ đất trong 15 – 20 ngày.
+ Đặt cây giống vào hố trồng sao cho thẳng đứng không nghiêng vẹo, mật độ mỗi cây nên cách nhau khoảng 1,5m, mỗi hàng nên cách nhau từ 2m. Dùng cây chống để giúp cây thẳng đứng, không bị gió hay mưa làm đổ hoặc làm gãy.
II. Lượng nước tưới cho cây ớt
Cách để cây ớt giữ được độ ẩm lâu và tiết kiệm công sức cũng như hiệu quả nhất là nên tưới vào các rãnh của luống cây, ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm phương pháp tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun nếu có hệ thống tưới. Vào những mùa khô và giai đoạn cây ra hoa tạo quả nên tưới nước thường xuyên cho cây để cây ớt có đủ điều kiện để phát triển tăng năng suất, khi tưới nên cẩn thận tránh làm rụng hoa và quả.
III. Bón phân
Sau khi trồng cây được khoảng 10 ngày nên xịt thuốc kích rễ, 1tháng sau nên tiến hành bón thúc đợt 1 cho cây với tỉ lệ: 30% phân NPK (16 – 16 – 8); 40% phân hữu cơ hoai mục; 20% phân đạm; 10% phân urê. Sau 25 ngày, tiếp tục bón thêm đợt 2: 50% phân DAP; 30% Super Humic; 20% phân chuồng. Vào mỗi đợt chuẩn bị thu hoạch nên bổ sung thêm phân Kali và phân Lân cho quả đạt năng suất.
IV. Tỉa cành, tạo tán cho cây
Cần định kỳ 3 tháng/lần tiến hành tỉa các lá và cành mọc sát gốc, để cây có thêm diện tích phát triển và hạn chế được sâu bệnh gây hại.